Văn hóa Phúc_Thọ

Văn hóa - di tích danh thắng

Với bề dày lịch sử lâu đời, ngay từ xa xưa, các thế hệ cư dân Phúc Thọ đã góp phần vào quá trình hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ cũng như mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Qua những di tích, di vật lịch sử - văn hóa đã chứng minh Phúc Thọ là cái nôi của truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, bền bỉ trong cải tạo thiên nhiên, dũng cảm trong đấu tranh phòng chống thiên tai; đặc biệt, nơi đây cũng là vùng đất trọng học, giàu truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, thành danh; nhân dân hiền hòa, giàu tình yêu quê hương, đất nước, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Là vùng đất cổ, Phúc Thọ là nơi lưu giữ và bảo tồn hệ thống các di sản văn hóa đậm đặc cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Theo số liệu, đến tháng 6/2015, toàn huyện có 194 di tích lịch sử - văn hóa, gồm: 78 chùa; 59 đình; 34 đền, miếu, quán, phủ; 21 nhà thờ họ, công giáo và 02 di tích Cách mạng và lưu niệm sự kiện. Huyện có các di tích tiêu biểu như: Đền Hát Môn, xã Hát Môn; đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp; miếu Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc; đình Tường Phiêu, xã Tích Giang; chùa Tổng, xã Tam Hiệp; chùa Triệu Xuyên, xã Long Xuyên, đình Thanh Mạc, xã Thanh Đa; đình Thuấn Nội, xã Tam Thuấn; đền Trong, đền Ngoài, xã Hiệp Thuận...; Đặc biệt có đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ những năm 1960, nay gọi là Đền Hát Môn và đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt; năm 2016, Lễ hội truyền thống đền Hát Môn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cửa Hát Môn là một địa danh lịch sử nơi hai bà Trưng nhảy xuống tuẫn tiết khi thất thế trước quân nhà Hán do Mã Viện chỉ huy. Hiện nay ở đây còn có đền thờ Hai Bà Trưng. Với người dân ở Phúc Thọ, đền Hát Môn là nơi linh thiêng, nhưng vô cùng gần gũi.

Đền Hát Môn với vai trò lịch sử của mình, chính là sợi dây nối quá khứ với hiện tại, là di sản quý báu để những thế hệ hôm nay tự hào về truyền thống hào hùng của cha ông, đặc biệt là phẩm chất anh hùng bất khuất của người phụ nữ Việt Nam.

Hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Phúc Thọ là tài sản vô giá, là minh chứng cho sự hình thành và phát triển của quê hương, đã góp phần tô điểm, thắp sáng lên truyền thống yêu nước. Mỗi di tích đều hàm chứa trong đó những giá trị lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phúc_Thọ http://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://www.hatay.gov.vn/xahuyen.asp?catid=PHUCTHO http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-15-20... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-... http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet... http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet... http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet...